Tìm hiểu về bánh xe đẩy và ứng dụng thực tế

Bánh xe đẩy là một thành phần không thể thiếu của những chiếc xe đẩy hàng. Nó giúp vận chuyển hàng hóa, công cụ, dụng cụ, thiết bị,… qua lại giữa các địa điểm, kho bãi một cách dễ dàng linh hoạt.

Cấu tạo của bánh xe đẩy gồm hai bộ phận chính là phần bánh xe và phần khung càng inox hoặc càng thép.

Mỗi bánh xe được đặc tả bởi các thông số kỹ thuật sau đây:

  • Đường kínhBánh xe có đường kính càng lớn thì chịu tải càng tốt, càng linh hoạt và dễ lăn qua các rãnh hoặc bề mặt gồ ghề. Đường kính của các loại bánh xe đẩy phổ biến hiện nay thường giao động trong khoảng từ 75 – 250 mm. Kích thước của bánh xe đẩy thường được tính theo đơn vị mm hoặc inch (1 inch = 1″ = 25.4mm = 2.54 cm).
  • Chiều cao tổng thể: cũng chính là chiều cao chịu tải của bánh xe. Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà không phải ai cũng biết.
  • Khoảng cách của lỗ bắt ốc trên mặt đế: Khoảng cách tính từ  tâm lỗ bắt ốc này đến tâm lỗ bắt ốc kia trên cùng 1 cạnh của hình chữ nhật tạo bởi 4 lỗ bắt ốc.
  • Độ lệch tâm: Độ lệch tâm càng lớn thì bánh xe càng dễ chuyển hướng và bẻ lái.
  • Độ dày: Bánh xe có độ dày lớn thì tải trọng được dàn đều nhưng sẽ làm tăng ma sát với bề mặt tiếp xúc gây cản trở chuyển động.
  • Trục bánh xe: Chia làm 2 loại: chạy bạc và chạy bi

bánh xe pu, bánh xe pu lõi nhựa

Bánh xe đẩy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất, điển hình như:

-Vận chuyển hàng hóa trong các nhà máy, công xưởng sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất

-Vận chuyển vật liệu trong các công trình xây dựng

-Chuyển bệnh nhân, thiết bị y tế trong các bệnh viện, cơ sở y tế,….

-Dùng cho các loại xe đẩy trong các môi trường có nhiệt độ cao như: lò nướng bánh, lò luyện kim, …

Các loại bánh xe đẩy được sử dụng phổ biến hiện nay:

  1. Bánh xe Nylon/ PA

Bánh xe Nylon thường được làm từ các chất liệu như nhựa PP, nhựa PC, PVC, POM,… Thiết bị này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp nhờ khả năng chịu được tải trọng lớn, ít bị ăn mòn, dễ lăn, chống nước, xăng, dầu và nhiều loại hóa chất khác. Tuy nhiên, do chất liệu cứng nên bánh xe Nylon thường gây tiếng ồn khi hoạt động.

  1. Bánh xe nhựa PU

Bánh xe nhựa PU/ PA là một trong những dòng bánh xe đẩy hàng tiêu biểu nhất hiện nay với nhiều tính năng nổi bật như dải độ cứng rộng, chịu tải cao, chịu mài mòn tốt, chịu hóa chất tốt, không làm trầy xước mặt sàn và rất thân thiện với môi trường. Bên cạnh những thế mạnh, bánh xe nhựa PU/ PA cũng có một số nhược điểm nhất định như kém bền trong môi trường ẩm ướt và chịu nhiệt kém.

  1. Bánh xe gang, sắt

Bánh xe gang, sắt được làm hoàn toàn từ kim loại như gang, sắt, inox mà không có cao su hay nhựa bọc bên ngoài. Bạn chỉ nên dùng loại bánh xe này trên nền cứng và nhẵn như bê tông, hạn chế dùng trên nền gạch và đá để tránh xước. Bánh xe gang sắt rất dễ bắt nhiệt nên nếu bạn sử dụng nó trong lò nướng bánh, lò luyện thép thì phải hết sức cẩn thận để tránh bị bỏng.

  1. Bánh xe giảm sốc

Bánh xe giảm sốc dựa vào đặc tính lốp xe nén hơi để chống sốc. Nhờ vậy mà nó thể đẩy hàng trên những mặt đường ghồ ghề, có nhiều vật cản như sỏi đá, gờ rảnh,… và hạn chế tối đa tình trạng rơi vỡ hàng trong quá trình vận chuyển. Bánh xe giảm sốc không làm xước mặt sàn như bánh xe gang, sắt nên bạn có thể dùng nó trên nền gạch, nền đa, sân cát, sân cỏ,…

  1. Bánh xe chịu nhiệt

Bánh xe đẩy chịu nhiệt được làm từ phenolic với khả năng chịu được nhiệt độ ở 200 – 250 độ C. Không những vậy, nó còn có thể chống chịu nước, dầu mỡ, chất ăn mòn nhẹ. Do được gia công ở nhiệt độ cao nên khi nguội hình dáng của bánh sẽ không được tròn.

  1. Bánh xe cao su chống tĩnh điện

Bánh xe cao su chống tĩnh điện được làm từ một loại cao xu dẫn điện. Bên trong bánh xe có pha thêm kim loại nhằm dẫn tĩnh điện từ mặt sàn tới càng thép rồi xuyên qua bánh xe cao su xuống đất. Độ trở kháng của bánh xe thường giao động ở mức 103 – 105 ohm/ sq, tùy từng loại.

Ngoài chất liệu, bánh xe đẩy có thể được phân loại thành bánh xe cố định, bánh xe xoay có phanh và bánh xe xoay.

Hướng dẫn cách chọn bánh xe đẩy

Để chọn được loại bánh xe đẩy phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện làm việc, bạn cần quan tâm đến những tiêu chí sau đây:

  1. Tải trọng bánh xe

Tải trọng hiểu đơn giản là khối lượng hàng mà bánh xe có chịu được trong mỗi chuyến. Bánh xe có tải trọng càng lớn thì chở được càng nhiều hàng và ngược lại.

  1. Đường kính bánh xe

Về cơ bản, bánh xe có đường kính càng lớn càng tốt vì những lý do sau đây:

Dễ dàng vượt qua các vật cản, gờ, rãnh

Tiết diện lớn giúp lực được phân bổ đều hơn

Chu vi lớn giúp bánh xe chuyển động nhanh hơn mà không phải thực hiện quá nhiều vòng lăn.

Mặc dù bánh xe đường kính lớn mang lại nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần xét xem nó có phù hợp với thiết bị xe đẩy hàng mà mình đang dùng hay không. Nếu chọn bánh quá lớn so với xe thì cũng “không tốt cho lắm”.

  1. Chất liệu bánh xe

Nên chọn bánh xe đẩy bằng kim loại, nhựa hay cao su còn phụ thuộc vào đặc điểm môi trường nơi nó sẽ làm việc. Ở điều kiện thông thường, bạn nên ưu tiên bánh xe cao su vì loại này có độ đàn hồi tốt, bền, không gây tiếng ồn lại bảo vệ mặt sàn. Đối với những nơi làm việc nhiệt độ cao như tại lò nướng bánh, lò luyện gang thép, bạn nên chọn bánh xe bằng nhựa chịu nhiệt hoặc bánh xe kim loại (chú ý: cẩn thận khi dùng bánh xe kim loại ở môi trường nhiệt độ cao vì kim loại giữ nhiệt lâu, có thể gây bỏng rát khi dùng).

Nên mua bánh xe đẩy ở đâu?

Banhxeday.vn là một trong những địa chỉ cung cấp bánh xe đẩy uy tín mà bạn có thể lựa chọn. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được đón tiếp và tư vấn nhiệt tình bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Mỗi sản phẩm mà Banhxeday.vn mang đến cho bạn đều đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và giá bán cạnh tranh nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có dịch vụ hỗ trợ giao hàng tận nơi dù bạn ở bất kỳ đâu.

Liên hệ 0933 366 568 để được tư vấn và đặt mua các loại bánh xe đẩy chất lượng, giá rẻ ngay hôm nay.

Trả lời

Bài viết liên quan