CODE
(MÃ HÀNG)
|
WHEEL
(BÁNH XE)
|
BEARING
(Ổ LĂN )
|
TRỤC REN MM
|
(ĐƯỜNG KÍNH BXE MM)
|
(BỀ DÀY BXE MM)
|
(CHIỀU CAO MM)
|
(TẢI TRỌNG KG)
|
2-A3-TPE-SRB-T12
|
TPE
|
Ổ Bi
|
M12*25
|
75
|
32
|
105
|
100
|
Bánh xe đẩy y tế- Một số thông số kỹ thuật cần lưu ý
Bánh xe đẩy y tế cũng như các loại bánh xe đẩy công nghiệp trên thị trường hiện nay. Thông số kỹ thuật và các hạn mức tải trọng là điều đáng được lưu tâm để quá trình vận hành diễn ra liên tục và chắc chắn không gặp sự cố.
Dưới đây, banhxeday.vn chia sẻ với quý bạn đọc một số những thuật ngữ đo đạc và ý nghĩa chỉ số để bạn đọc lựa chọn và vận hành thật tốt sản phẩm bánh xe đẩy y tế.
Thuật ngữ về thông số kỹ thuật:
1.Kích thước của bánh xe đẩy y tế được tính bằng mm : Đường kính bánh xe, độ dày bánh xe, chiều cao bánh xe,… được tính toán bằng mm hoặc inch=2,54cm=25.4mm
2. Đường kính bánh xe đẩy y tế càng lớn, tải trọng bánh xe càng cao đối với các điều kiện khác không đổi.
3.Khoảng cách lỗ bắt ốc trên mặt đế: Khoảng cách tính từ tâm lỗ bắt ốc này đến tâm lỗ ( Tâm lỗ) bắt ốc kia của hình chữ nhật tạo bởi 4 lỗ bắt ốc. Loại bánh xe lắp cọc vít thì bạn phải chú ý tới kích thước ren và chiều dài boulon.
4.Độ lệch tâm :Độ lệch tâm càng lớn thì khả năng điều hướng của bánh xe đẩy y tế càng cao. Phù hợp với nhu cầu vận chuyển cấp cứu, cứu thương hay các phòng phẫu thuật.
5. Độ dày bánh xe đẩy: Độ dày bánh xe đẩy y tế càng cao thì khả năng tải trọng được phân bổ càng cao khi áp lực lên mặt sàn, nhưng lực ma sát cản càng lớn
Thuật ngữ về tên gọi bánh xe:
1.Bánh rời chạy bạc: Bánh xe quay trực tiếp trên ống bạc. Ưu điểm là thiết kế vòng bi đơn giản tiết kiệm, nhược điểm là ma sát cản lớn.
2.bánh rời chạy bi: Bánh xe quay trực tiếp trên ống bi. Tương tự chạy bạc, ưu điểm là thiết kế vòng bi đơn giản tiết kiệm, nhược điểm là ma sát cản lớn.
3.Đế, di động: bánh xe có mặt đế ( mặt bích ) để từ đó gá bulon hoặc hàn. Bánh xe có lắp phanh ( di động có phanh đơn hoặc phanh kép hoặc phanh gạt) hoặc không lắp phanh( di động không phanh) phù hợp với sàn phẳng, không dốc.
4. Đế, cố định: bánh xe có mặt đế ( mặt bích ) để từ đó gá bulon hoặc hàn. Bánh xe không có thắng
5.Cọc vít , di động: Bánh xe đẩy y tế lắp cọc vít. Bánh xe có lắp phanh ( di động có phanh đơn hoặc phanh kép hoặc phanh gạt) hoặc không lắp phanh( di động không phanh) phù hợp với sàn phẳng, không dốc.
6.Cọc vít ,cố định : Bánh xe đẩy y tế lắp cọc vít. Bánh xe không có thắng
7. Cọc giáo, di động: Bánh xe lắp cọc giáo, Bánh xe có thể thiết kế phanh ( di động có phanh) hoặc di động không phanh.
8.Cọc giáo, cố định. Bánh xe lắp cọc giáo. Bánh xe không thắng.